Chú thích Hậu_cung_nhà_Nguyễn

  1. Đại Nam thực lục, tập 1, Tiền biên: "Thời quốc sơ, từ Túc Tông Hiếu Ninh Hoàng đế về trước, xưng là Công, từ Thế Tông Hiếu Võ Hoàng đế về sau, xưng là Vương. Ngày nay theo đế chế xưng là Thượng. Thời quốc sơ, niên kỷ dùng niên hiệu nhà Lê. Nay theo sách Khâm định vạn niên thư, đều cứ năm sau năm nối ngôi mà chép làm năm đầu. Còn niên hiệu nhà Lê, nhà Minh, nhà Thanh thì chia ra chua ở dưới, để chỉ rõ thế đại và thống kỷ"
  2. Chủ quỹ (主饋): một cách nói theo Hán văn ám chỉ đến vợ cả. Chữ Hán "Quỹ" là việc dâng cơm, hoặc việc trong nhà nói chung, ngày xưa thì con dâu cả sẽ đứng đầu việc này
  3. Danh vị này từng bị nhầm thành [Thể nữ]. Nhưng tra xét lệ cung ứng quần áo theo mùa của Nội vụ phủ trong Khâm định, cũng như bài vị của các cung phi trên lăng viên vua chúa triều Nguyễn thì đích xác là [Thị nữ].
    Có lẽ Thể nữ là cách gọi chệch đi thời Vãn kỳ, do Cảnh Tông vốn có tên cũ là [Ưng Thị], dù vậy cách viết vẫn không đổi.
  4. Theo Đồng Khánh - Khải Định chính yếu, quyển I, phần Gia pháp trang 43-44, Quốc sử quán triều Nguyễn, Nhà xuất bản Thời Đại.
  5. [Từ Cung]: một kính xưng ám chỉ Hoàng thái hậu
  6. Tên gọi trước đó của cung Khôn Thái. Hiện tại cung điện này đã không còn nữa do đã bị giải thể thời Khải Định, vị trí của nó là ngay phía sân hướng mặt Nam của Điện Kiến Trung
  7. Ngày xưa Từ Dụ Thái hậu cùng Lệnh phi Nguyễn Thị Nhậm cùng hầu hạ Vua Thiệu Trị. Bà Lệnh phi do tước Quận công của cha mà ở trên. Đến khi Thuận Thiên Cao Hoàng hậu ban cho 2 cúc áo, một chạm phượng, một chạm hoa, đem bọc kín vào trong bao, khấn rằng ai chọn được cúc hình chim phượng sẽ sinh con trước. Từ Dụ Thái hậu nhường cho Lệnh phi chọn trước, mở ra thì bà Từ Dụ chọn được cúc hình phượng. Từ đó bà ngày được yêu quý hơn, sinh ra Vua Tự Đức, địa vị càng chuyển lên trên.
  8. Đồ Sơn thị, là vợ của vua , giúp vua Vũ trị thủy.
  9. Mẹ của Văn vương Cơ Xương, là Thái Nhâm.
  10. Lời Tư trai trong Kinh Thi: lấy ý câu trong Kinh Thi, Đại nhã, Tư trai “Tư trai Thái Nhâm, Văn vương chi mẫu” (Thái Nhâm đoan trang, mẹ của Văn vương)
  11. Đức thường trinh nơi Kinh Dịch: chữ “thường” đây chính là “hằng”, vì kiêng tên húy của bà Từ Dụ là [Phạm Thị Hằng], nên viết là “thường”. Hằng trinh lấy chữ trong Kinh Dịch, quẻ Lôi Phong Hằng, phần Soán truyện “Hằng hanh, vô cữu, lỵ trinh, cữu ư kỳ đạo dã” (Hằng hanh, không có lỗi, lợi trinh, lâu dài ở đạo chính)
  12. Tốn: Nguyên bản chép là “Tấn”, là “Tốn” bị chép lầm, đây đính lại như trên. Quẻ Tốn trung chính lấy chữ trong Kinh Dịch, quẻ Bát Thuần Tốn, phần Soán truyện “Trùng tốn dĩ thân mệnh, cương tốn hồ trung chính nhi chí hành” (Trùng tốn để ban lệnh, cương tốn chỗ trung chính mà thi triển chí hướng).
  13. Ba linh: tức tam tài, chỉ trời, đất, người.
  14. Quẻ Khôn sáng lớn ứng với trời: lấy chữ trong Kinh Dịch, quẻ Bát Thuần Khôn, phần Soán truyện “Chí tai Khôn nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên. Khôn hậu tải vật, đức hợp vô cương, hàm hoằng quang đại, phẩm vật hàm hanh” (Hết mức thay Khôn nguyên, muôn vật nhờ sinh, lại thuận theo trời. Khôn dày chở vật, đức hợp vô cương, chứa cất sáng lớn, phẩm vật được nhờ)
  15. Chín trù: Hồng phạm cửu trù, tức chín nguyên tắc quản lý xã hội nêu ra trong thiên Hồng phạm của Kinh Thư
  16. Trích từ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ Tục biên, bản dịch của Viện sử học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2005. Tập III, trang 138
  17. Các bà Nghi Thiên, Lệ Thiên trước khi thụ phong làm Thành phi và Cần phi, đều được ghi rõ ["Sung vào hàng Cung tần"]
  18. Cung nhân, có chuyện Cung nga Nguyễn Viết thị, mẹ của Xuân Lâm công chúa. Trước khi làm Cung nga, bà được liệt vào hàng Cung nhân.
  19. Loại giấy có hoa văn rồng, có trục.
  20. Tức bảo mẫu
  21. Đại Nam thực lục - Đệ tứ kỷ - Quyển LXX - "Phụ chép Phế Đế": "Ngày Tân Tỵ, vua cho đón Hoàng thái phi vào ở cung Khôn Thái. (Dâng lên 50 lạng vàng, 100 đĩnh bạc (mỗi đĩnh 10 lạng), các thứ gấm lụa màu hàng nam, hàng bắc 100 tấm, lụa màu vải màu cùng lụa thổ 300 tấm, tiền đồng 3.000 quan, tiền kẽm 2.000 quan)"
  22. Đại Nam thực lục - Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên quyển 6, chép về Thành Thái Phế đế: Ngày Tân sửu, kính gặp lễ tứ tuần đại khánh của Từ Minh Huệ Hoàng hậu. Trước đó ban dụ bố cáo cho trong ngoài. Lời dụ nói: “Từ xưa vua sáng đức lớn, hiếu phụng Đông Triều, Trường Lạc thừa hoan, Trường Ninh nghi tiết, là điều long trọng nhất của lễ, to lớn nhất của điển. Kính nghĩ Hoàng thái hậu bệ hạ ta: Khuôn phép quẻ Khôn, hơi thơm cửa đức. Trước ở Thanh cung giúp Hoàng khảo ta, đức lớn lòng lành thương yêu con nhỏ, nuôi dưỡng dạy bảo đến lúc thành người. Đến nay nối nghiệp to này, được hầu ấm mát, may được trời ban phúc đức, miếu xã yên bình. Ngày 27 tháng 7 năm nay kính gặp dịp tứ tuần đại khánh, Tôn nhân Phụ chính đình thần văn võ cùng xin chiểu lệ trước nay thi hành, trẫm kính vâng từ huấn có ý khiêm tốn át đi, nhưng ý nguyện tôn thân khởi từ mọi người, đã đem việc tâu lên, lại tâu với cung Gia Thọ, cung Trường Ninh xét. Những việc cần làm thì sai hữu ty tham khảo châm chước tâu lên cho tuân hành, ngõ hầu nêu rõ đức hiền, trải lòng báo hiếu”. Đầu xuân năm nay theo lệ ban ân chiếu, bèn sai bộ Lễ kính nghĩ nghi thức (tham chiếu nghi thức lễ lục tuần đại khánh tiết của Trang Ý Thuận Hiếu Thái hoàng thái hậu năm Đồng Khánh thứ 2 châm chước thi hành), Khâm thiên giám chọn ngày tốt sai quan tế cáo với Thái miếu. Đến hôm ấy vua đích thân suất lãnh phủ Tôn nhân và đình thần văn vũ tới cung Từ Nghi làm lễ mừng thọ. Lễ xong, ban ân chiếu cho trong ngoài (13 điều)
  23. Đại Nam thực lục - Chính biên Đệ lục kỷ phụ biên quyển 20, chép về Duy Tân Phế đế: Tháng 8. Kính đón Hoàng đích mẫu, Hoàng sinh mẫu về ở điện Dưỡng Tâm. Vua mỗi tuần lễ hai lần (thứ hai và thứ năm) vào nội điện kính cẩn thăm hỏi, trở đi lấy đó làm lệ thường
  24. Tạp chí Sông Hương của nhà văn Phan Khôi, xuất bản tại Huế, số ra ngày 5-6-1936, có bài “Phỏng vấn bà Vương phi của đức vua Duy Tân”
  25. [Mỗ] có chữ Hán là 某, dùng như đại từ nhân xung không xác định rõ. Ở đây các Phi, Tần sẽ có phong hiệu cụ thể, khi đặt quy cách thường dùng từ [Mỗ] này như một biện pháp đề cập không xác định, để chiếu theo cụ thể mà thay vào. Ví dụ, Trung phi sẽ tự xưng "Phi Trung", Huệ tần tự xưng "Tân Huệ".
  26. Nguyễn Thế Tổ tôn gọi bà Hiếu Khang hoàng hậu trong sách văn.
  27. Thành Thái tôn gọi mẹ đẻ Phan Thị Điều khi chưa tôn làm Hoàng thái hậu.
  28. Dẫn theo Tôn Thất Bình, trong Đời sống ở Tử Cấm Thành, Nhà xuất bản Thuận Hóa-Huế, 2009, trang 47.
  29. Đại Nam thực lục - Hiến Tổ Chương hoàng đế - Đệ tam kỷ - Quyển II: "Lại thưởng 200 quan tiền cho những cung tần triều trước ở phụng trực tại Hiếu lăng cho đến bọn nữ quan và thái giám".
  30. Lễ Tam sinh, là ba con vật giết đi để tế thần, gồm bò, dê và heo (ngưu, dương, thỉ 牛, 羊, 豕). Còn Nhị sinh, là nói đến cừu non và chim (cao, nhạn 羔, 雁)
  31. Tư thôi (齊衰): áo để tang, bằng vải trắng không sổ gấu.